Tác hại của Vi khí hậu và các biện pháp phòng tránh?

TÁC HẠI CỦA VI KHÍ HẬU VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRÁNH

Các yếu tố vi khí hậu gồm các thông số của môi trường không khí: nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ chuyển động của không khí , tiếng ồn, rung, bức xạ nhiệt,….

– Cơ thể người có nhiệt độ không đổi khoảng 37 ± 0,50C là nhờ hai quá trình điều nhiệt hoá học và lý học dưới sự điều khiển của trung tâm điều nhiệt trong não người.

Quá trình điều nhiệt hoá học là quá trình biến đổi sinh nhiệt trong cơ thể người do sự ôxi hoá các chất dinh dưỡng, quá trình này tăng khi nhiệt độ thấp và lao động nặng, giảm khi nhiệt độ cao.

– Quá trình điều nhiệt lý học là các quá trình trao đổi nhiệt giữa cơ thể người và môi trường, gồm: nhiệt bức xạ, nhiệt đối lưu, nhiệt dẫn truyền và nhiệt bay hơi mồ hôi. Các yếu tố vi khí hậu ảnh hưởng đến khả năng điều hoà nhiệt của cơ thể.

Những tác hại của vi khí hậu xấu tới sức khoẻ

1. Tác hại của vi khí hậu nóng

– Ở nhiệt độ cao cơ thể người tăng tiết mồ hôi để duy trì cân bằng nhiệt, từ đó gây sụt cân do mất nước và mất cân bằng điện giải do mất ion K, Na, Ca, I và vitamin các nhóm C, B, PP. Do mất nước làm khối lượng, tỷ trọng, độ nhớt của máu thay đổi, tim phải làm việc nhiều hơn để thải nhiệt. Chức phận hoạt động của hệ thần kinh trung ương bị ảnh hưởng: giảm chú ý, phối hợp động tác, giảm quá trình kích thích và tốc độ phản xạ.

– Rối loạn bệnh lý thường là chứng say nóng và chứng co giật với các triệu chứng mất cân bằng nhiệt: chóng mặt, nhức đầu, đau thắt ngực, buồn nôn thân nhiệt tăng nhanh, nhịp thở nhanh, trạng thái suy nhược. Mức nặng hơn là choáng nhiệt, thân nhiệt cao 40 – 410C, mạch nhanh nhỏ, thở nhanh nông, tím tái, mất tri giác, hôn mê. Chứng co giật gây nên do mất cân bằng nước và điện giải.

2. Tác hại của vi khí hậu lạnh

– Do ảnh hưởng của nhiệt độ thấp, da trở nên xanh, nhiệt độ da <330C. Nhịp tim. nhịp thở giảm, nhưng mức tiêu thụ oxi lại tăng nhiều do cơ và gan phải làm việc nhiều. Khi bị lạnh nhiều cơ vân, cơ trơn đều co lại, rét run, nổi da gà nhằm sinh nhiệt.

– Lạnh cục bộ làm co thắt mạch gây cảm giác tê cóng, lâm râm ngứa ở các đầu chi, làm giảm khả năng vận động, mất cảm giác sau đó sinh chứng đau cơ, viêm cơ, viêm thần kinh ngoại biên…lạnh còn gây dị ứng kiểu hen phế quản, giảm sức đề kháng, giảm miễn dịch, gây viêm đường hô hấp trên, thấp khớp.

3. Tác hại của bức xạ nhiệt

– Làm việc dưới ánh nắng trực tiếp của mặt trời, hoặc với kim loại nung nóng, nóng chảy, Người Lao Động bị ảnh hưởng bởi các tia bức xạ nhiệt hồng ngoại và tử ngoại. Tia hồng ngoại có khả năng gây bỏng, phồng rộp da, đâm xuyên qua hộp sọ, hun nóng tổ chức não, màng não gây các biến đổi làm say nắng. Tia hồng ngoại còn gây bệnh đục nhân mắt, sau nhiều năm tiếp xúc làm thị lực giảm dần và có thể bị mù hẳn.

– Tia tử ngoại (trong quá trình hàn, đúc…) gây bỏng da độ 1-2, với liều cao gây thoái hoá và loét tổ chức. Tia tử ngoại gây viêm màng tiếp hợp cấp tính, làm giảm thị lực, thu hẹp thị trường đó là bệnh đau mắt của thợ hàn, thợ nấu thép. Nếu bị tác dụng nhẹ, lâu ngày gây mệt mỏi, suy nhược, mắt khô, nhiều rử, thị lực giảm, đau đầu, chóng mặt. kém ăn.

………….

CÁC BIỆN PHÁP KIỂM SOÁT VI KHÍ HẬU XẤU

– Giá trị giới hạn tiêu chuẩn cho phép của các thông số vi khí hậu tại vị trí làm việc (Theo TCVN 5508-2009 và quyết định 3733/2002/QĐ-BYT).

* Biện pháp kiểm soát tác hại của vi khí hậu nóng:

– Cơ giới hoá, tự động hoá các quá trình lao động ở vị trí nhiệt độ cao, bức xạ nhiệt cao

– Cách ly các nguồn nhiệt đối lưu và bức xạ ở vị trí lao động bằng các vật liệu cách nhiệt thích hợp.

– Dùng màn nước để hấp thụ các các tia bức xạ ở trước cửa lò nung.

– Bố trí sắp đặt hợp lý các lò luyện và các nguồn nhiệt lớn cách xa nơi công nhân thao tác.

– Thiết kế, sử dụng, bảo quản hợp lý hệ thống thông gió tự nhiên và cơ khí.

– Cần qui định chế độ lao động và nghỉ ngơi thích hợp.

– Tổ chức nơi nghỉ cho người lao động làm việc ở vị trí có nhiệt độ cao.

– Tổ chức chế độ ăn, uống đủ và hợp lý.

– Cần trang bị đủ phương tiện bảo vệ cá nhân chống nóng hiệu quả.

– Tổ chức khám tuyển và khám định kỳ hàng năm để phát hiện người lao động mắc một số bệnh không được phép tiếp xúc với nóng: bệnh tim mạch, bệnh thận, hen, lao phổi, các bệnh nội tiết, động kinh, bệnh hệ thần kinh trung ương.

* Biện pháp kiểm soát tác hại của vi khí hậu lạnh:

– Tổ chức che chắn, chống gió lùa, sưởi ấm đề phòng cảm lạnh

– Trang bị đầy đủ quần, áo, mũ, ủng, giày, găng tay ấm cho người lao động.

– Quy định tổ chức chế độ lao động, nghỉ ngơi hợp lý.

– Khẩu phần ăn đủ mỡ, dầu thực vật (35- 40% tổng năng lượng)

Đối với ánh sáng không đảm bảo

– Nhà xưởng, phòng làm việc đảm bảo có nhiều cửa sổ, cửa kính để tận dung ánh sáng tự nhiên, tầng và trần nhà nên quét sơn hoặc vôi trắng để tăng độ sáng.

– Trang bị đủ hệ thống kĩ thuật vệ sinh đèn chiếu sáng (đèn huỳnh quang) đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh về ánh sang chung và cục bộ tuỳ theo yêu cầu tính chất từng công việc. Lắp đặt hệ thống đèn cần đảm bảo kĩ thuật để góc chiếu sang ở bên trái từ 25-30 °Cvà chiếu từ trên xuống.

– Trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân: Kính, mặt nạ cho công nhân hàn điện, hàn hơi, công nhân luyện kim …

BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG BỤI

*Biện pháp kỹ thuật

– Thay thế: thay đổi qui trình công nghệ, thiết bị, nguyên liệu bằng loại ít độc hơn hoặc không độc.

– Biện pháp che chắn, cách ly: Những nguồn phát sinh bụi cần được che chắn hoặc sản xuất trong chu trình kín có hệ thống xử lý bụi tại chỗ. Cách ly vật liệu dự trữ, thiết bị, quá trình sản xuất phát sinh bụi nhiều.

– Hệ thống thông gió, hút bụi: Tăng cường thông gió chung, thông gió cục bộ. Lắp đặt hệ thống xử lý lọc, thu giữ bụi.

*Biện pháp cá nhân

– Đeo khẩu trang thích hợp, bán mặt nạ, mặt nạ.

– Làm việc xong tắm rửa thay quần, áo.

– Ăn uống đủ các chất dinh dưỡng.

*Tổ chức lao động

– Tổ chức dây chuyền sản xuất họp lý. Bố trí nơi làm việc gọn gàng, ngăn nắp. Vệ sinh nhà xưởng.

– Tổ chức dịch vụ y tế. Tăng cường truyền thông, giáo dục vệ sinh an toàn lao động. Tổ chức khám sức khoẻ định kỳ.

BIỆN PHÁP GIẢM TIẾNG ỒN

*Biện pháp kỹ thuật

– Thay đổi quy trình công nghệ: đưa vào sản xuất loại thiết bị, máy ít gây ồn hơn.

– Thay đổi vật liệu: sử dụng vật liệu ít gây ồn.

– Cách ly: Che chắn, bao bọc các máy phát ra tiếng ồn.

– Cải thiện môi trường: lắp đặt cabin cách âm.

– Thường xuyên bảo dưỡng máy, thiết bị phát sinh tiếng ồn.

*Biện pháp cá nhân

Sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân: nút tai, chụp tai chống ồn.

*Tổ chức lao động

– Tổ chức lao động họp lý, tránh tiếp xúc ồn cho công nhân tại vị trí lao động và công nhân làm việc xung quanh.

– Tổ chức dịch vụ y tế chăm sóc sức khoẻ cho công nhân, khám sức khoẻ định kỳ.

BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG RUNG

*Biện pháp kỹ thuật

– Thay đổi quy trình công nghệ: đưa vào sản xuất loại ít gây rung hơn.

– Thay đổi vật liệu: sử dụng vật liệu ít gây rung hơn, thiết bị giảm rung xóc.

– Cách lý quy trình: Đệm, bao bọc các máy phát rung.

– Cải thiện môi trường: hệ thống giảm rung nơi làm việc, tư thế ngồi.

– Vệ sinh nhà xưởng: bảo dưỡng tốt máy móc, thiết bị.

*Biện pháp cá nhân

– Sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân: găng cao su, ủng, giầy.

*Tổ chức lao động

+ Tổ chức lao động hợp lý, tránh tiếp xúc với rung cho công nhân.

+ Tổ chức dịch vụ y tế chăm sóc sức khoẻ cho công nhân, khám sức khoẻ định kỳ.

BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG PHÓNG XẠ

*Biện pháp kỹ thuật

– Biện pháp kỹ thuật: thay thế công nghệ, tự động hoá, không dùng công nghệ có phóng xạ,

– Phòng chống phóng xạ bằng khoảng cách: Liều suất bức xạ ion hoá giảm theo bình ph¬ương khoảng cách do đó, làm việc càng xa nguôn càng tôt. Dùng các phương tiện điêu khiển từ xa. Không cho người không có nhiệm vụ đến gần nguồn phóng xạ.

– Phòng chống bằng thời gian: giảm thời gian tiếp xúc với bức xạ đến mức thấp nhất có thể được.

– Phòng chống bằng các biện pháp che chắn: tuỳ từng loại phóng xạ mà áp dụng các biện pháp che chắn thích họp (tia Bêta dùng nhôm, tia X, gamma dùng tường bêtông, chì.. .)

* Biện pháp cá nhân

– Phương tiện phòng hộ cá nhân:

+ Đối với bụi, hơi khí phóng xạ: dùng quần áo không thấm nước, mũ, găng tay kín. Khi cần dùng bán mặt nạ hoặc mặt nạ. Khi ra khỏi vùng nhiễm xạ phải tẩy xạ.

+ Đối với nguồn kín: dùng tạp dề, găng tay, quần áo hoặc tấm chắn bằng cao su chì, kính chì…

Trang bị đủ phương tiện phòng hộ cá nhân, sử dụng thường xuyên và định kỳ kiểm tra chất lượng.

*Tổ chức lao động

+ Tổ chức lao động hợp lý, tránh tiếp xúc với phóng xạ cho công nhân.

+ Tổ chức dịch vụ y tế chăm sóc sức khoẻ cho công nhân, khám sức khoẻ định kỳ và khám bệnh nghề nghiệp.

+ Tăng cường công tác tuyên truyền, đảm bảo vệ sinh an toàn bức xạ ion hoá. Tổ chức kiểm tra thường xuyên.

ĐỐI VỚI HÓA CHẤT ĐỘC

*Quản lí các nguồn gây ô nhiễm hoả chất độc hại

– Các nhà máy sản xuất hoá chất, axít, thuốc trừ sâu.

– Các kho bảo quản, vận chuyển hoá chất.

– Cửa hàng bán hoá chất, thuốc trừ sâu.

– Các phòng thí nghiệm.

*Một số nguyên tắc dự phòng tác động xấu của hoá chất độc

– Thay thế, loại bỏ các chất độc hại, các qui trình sản xuất phát sinh chất độc hại bằng hoá chất, qui trình ít độc hại nguy hiểm hơn hoặc không còn nguy hiểm.

– Cơ giới hoá, tự động hoá một số công đoạn trong qui trinh công nghệ sản xuất hoá chất để giảm thiểu công nhân tiếp xúc với hoá chất.

– Xây dựng, cải tạo nhà xưởng thông thoáng, lắp đặt hệ thống thông hút gió để giảm nồng độ hoá chất tại nơi sản xuất. Các nhà máy sản xuất hoá chất, kho chứa hoá chất độc, thuốc trừ sâu phải được thiết kể xây dựng ở vị trí xa khu dân cư một khoảng cách an toàn.

– NLĐ tiếp xúc với hoá chất độc phải được cấp phát đầy đủ trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân: quần áo, mặt nạ phòng độc, găng tay, ủng cao su, kính… đảm bảo phù hợp và an toàn.

– Công tác phòng cháy nổ, chữa cháy các cơ sở sản xuất, kho chứa hoá chất phải được trang bị đủ các phương tiện PCCC và có phương án cụ thể để luôn sẵn sàng ứng cứu kịp thời.

– Các cơ sở sản xuất hoá chất phải lập hồ sơ vệ sinh lao động, bố trí cán bộ an toàn hoặc vệ sinh viên và phải tiến hành khảo sát đo đạc các yếu tố môi trờng, đặc biệt là các yếu tố hoá chất độc hại theo qui định.

– Biện pháp y tế: Phải có y tế cơ quan với đầy đủ nhân viên y tế, thuốc men, y dụng cụ để kịp thời sơ cấp cứu ban đầu cho công nhân khi bị nhiễm độc. NLĐ phải được khám sức khoẻ tuyển dụng, khám sức khoẻ định kì để phát hiện sớm các bệnh nhiễm độc hoá chất và được bồi dưỡng độc hại theo qui định của Nhà nước.

Đối với vi sinh vật gây hại

– NLĐ phải dược bảo vệ bàng tiêm phòng Văccin phòng bệnh trước khi vào làm việc tại các cơ sở có tiếp xúc với nguồn lây nhiễm và được trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân đầy đủ.

– Quản lí tốt các nguồn lây nhiễm, gia súc, gia cầm,phát hiện sớm bệnh để có biện pháp cách li và điều trị kịp thời.

– Các cơ sở sản xuất văcxin, sản phẩm sinh học, phòng thí nghiệm, khu điều trị bệnh nhân truyền nhiễm phải thiết kế xây dựng theo hướng một chiều để đảm bảo an toàn và vệ sinh.

Mọi yêu cầu liên quan đến  QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG, SỨC KHỎE ĐỊNH KỲ, HỒ SƠ VỆ SINH LAO ĐỘNG, HUẤN LUYỆN AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG, KIỂM ĐỊNH AN TOÀN, KIỂM ĐỊNH ĐO LƯỜNG, HIỆU CHUẨN xin vui lòng liên hệ:

Tel:Ms Hằng: 0936 373 983; Email: hang@vienquocte.vn

Địa chỉ: Số 4.L4 dự án Hải Ngân (The mannor Nguyễn Xiển), Thanh Liệt, Thanh Trì, TP Hà Nội

Trân trọng!

KẾT NỐI NGAY, ĐỂ CHÚNG TÔI HIỂU HƠN VỀ BẠN

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN HOTLINE: 0948 092 855
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x